Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Như chúng ta đã biết, Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị cấp sổ đỏ cho người dân. Đây là cơ quan chuyên môn của UBND TP Hà Nội, một trong những nhiệm vụ của Sở này là xây dựng, quản lý, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai theo quy định. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng Ứng dụng công khai thông tin đất đai TP Hà Nội.

Để tra cứu, bạn truy cập vào ứng dụng của Sở Tài Nguyên & Môi Trường theo đường link này:
Link truy cập ứng dụng công khai thông tin quy hoạch Hà Nội

Giao diện chính của Website công khai thông tin đất đai TP Hà Nội.

Các tính năng từ 1 đến 13 có ý nghĩa như sau:

– Số 1: Đây là phần để các bạn xem thông tin quy hoạch theo vị trí mà bạn đang đứng (vị trí hiện thời, bạn cần bật định vị vị trí để sử dụng tính năng này); địa chỉ; tọa độ; thửa đất; theo từng địa bàn quận huyện, xã phường, thị xã, thị trấn…; và địa điểm mà các bạn đã lưu từ những lần tra cứu trước đó.

Đối với địa chỉ, tọa độ, thửa đất, các bạn có thể xem trên sổ đỏ rồi điền vào đó để hệ thống hiển thị ra thông tin quy hoạch của mảnh đất. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, ứng dụng chưa cập nhật đầy đủ hết nên khi sử dụng tính năng này, nhiều mảnh đất sẽ không hiển thị dữ liệu quy hoạch.

– Số 2: Đây là phần rất quan trọng. Đây là phần để bạn chọn Lớp chuyên đề, hay nói cách khác là loại bản đồ quy hoạch mà bạn muốn tra cứu. Trong phần này có bản đồ Kế hoạch sử dụng đất các năm gần nhất và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp thành phố.

Chọn kế hoạch sử dụng đất phù hợp với nhu cầu tra cứu.

Đối với bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, thì bạn có thể chọn năm tùy mục đích, mới nhất trên hệ thống này là kế hoạch năm 2021. “KHSDĐ cấp huyện năm 2021” thì có giá trị ít nhất 3 năm. Bởi theo quy định, khi được đưa vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, trong vòng 3 năm chính quyền sẽ ra quyết định thu hồi hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất đó để làm dự án. Một mảnh đất có thể chuyển tiếp từ kế hoạch sử dụng năm này sang kế hoạch năm khác theo quy định.

Ví dụ để tra cứu toàn bộ tuyến đường vành đai 4 trên một bản đồ, các bạn hãy chọn bản đồ “QHSDĐ điều chỉnh cấp TP đến năm 2020” như hình bên dưới. Với các đường vành đai khác các bạn cũng có thể xem tại đây.

Chọn QHSDĐ điều chỉnh cấp thành phố để xem quy hoạch đường Vành đai 4 và các đường giao thông lớn khác.

Ngoài để chọn loại bản đồ quy hoạch, tính năng số 2 cũng có phần Lớp nền để bạn chọn lớp nền bản đồ là giao thông, vệ tinh, hay địa phận hành chính…. (thường chọn lớp nền vệ tinh là lớp nền trực quan nhất)

Các lớp nền giúp bạn so sánh trực quan khu đất (thường chọn lớp nền vệ tinh là lớp nền trực quan nhất).

– Số 3: Đây là phần chính của Ứng dụng tra cứu. Phần này hiển thị các bản đồ và lớp nền mà bạn đã chọn để xem quy hoạch.

– Số 4: Đây là phần chủ giải, nó cho bạn biết các ký hiệu trên bản đồ quy hoạch là loại đất gì.

 Số 5: Chia sẻ Ứng dụng tra cứu. Bấm vào đây nếu bạn muốn gửi link tra cứu cho bạn bè.

– Số 6: Chụp ảnh giao diện bản đồ, khu đất… mà bạn đang tra cứu để lưu về máy hoặc gửi cho bạn bè.

– Số 7 và số 8: Lần lượt là các tính năng đo diện tích, đo chiều dài của khu đất trên bản đồ.

– Số 9: Nút xóa thao tác. Sau khi đo diện tích, chiều dài ở tính năng số 7 và 8, bạn bấm vào tính năng số 9 này để kết thúc thao tác đo và chuyển sang sử dụng các tính năng khác.

– Số 10: Rất quan trọng. Đây là tính năng cho phép bạn ẩn – hiện các lớp bản đồ, từ đó so sánh trực quan khu đất từ bản đồ quy hoạch với thực địa (lớp google vệ tinh). Để sử dụng, các bạn bấm vào tính năng này, thanh công cụ hiện ra, các bạn kéo sang phải – trái để ẩn hiện các lớp bản đồ như hình dưới đây:

– Số 11: Đây là tính năng la bàn. Bình thường, la bàn sẽ chỉ hướng Bắc theo hướng mặc định của bản đồ google cũng như bản đồ quy hoạch. Tuy nhiên, khi bạn xoay bản đồ theo các hướng khác nhau và bạn muốn trở lại theo hướng mặc định ban đầu thì bạn bấm tính năng số 11 này. Theo trải nghiệm của chúng tôi, tính năng này chỉ sử dụng khị bạn dùng App trên điện thoại.

– Số 12: Bấm vào đây nếu bạn muốn biết mình đang đứng ở đâu trên bản đồ quy hoạch. Tính năng này cũng thường chỉ sử dụng trên điện thoại. 

– Số 13: Tính năng zoom to – nhỏ bản đồ.

Ngoài các tính năng trên, Ứng dụng công khai thông tin đất đai TP Hà Nội có nâng cấp một tính năng mới giúp bạn xác định được tọa độ của khu đất trực tiếp trên bản đồ, giúp bạn xác định đường đi, và bật Google maps ngay từ giao diện chính. 

Để sử dụng tính năng này, từ giao diện chính, các bạn chọn vị trí cần xác định tọa độ, sau đó bạn bấm chuột phải, các lựa chọn sẽ hiện ra để bạn trải nghiệm như hình dưới đây:

Các bạn có thể copy tọa độ khu đất hiển thị trên giao diện chính, sau đó paste vào phần tọa độ ở tính năng số 1 (bên trái giao diện) để xem quy hoạch. Nếu dữ liệu quy hoạch được cập nhật đầy đủ lên ứng dụng, thì tính năng này rất hữu ích.

Ngoài ra trên điện thoại các bạn có thể cài app “Quy hoạch VN” để tra cứu.

Nguồn: quyhoachvadautu.com

Leave a Reply